Diễn đàn lớp Công nghệ thông tin 1 k4
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Keywords

Latest topics
» Lịch Học !
quản lý giáo dục EmptySat Aug 11, 2012 10:27 am by Admin

» Lịch học !
quản lý giáo dục EmptyFri Aug 10, 2012 7:32 am by voquocvuong

» Ai muốn biết gì về LỊCH HỌC !
quản lý giáo dục EmptyWed Aug 08, 2012 9:01 pm by Admin

» Đề nghị ADMIN . . .
quản lý giáo dục EmptyWed Aug 08, 2012 8:53 pm by Admin

» Lịch Học Chính Xác !!!
quản lý giáo dục EmptyWed Aug 01, 2012 8:30 pm by nguyenthaihien1704

» lich hoc chinh xac ngay h tiep theo ne...
quản lý giáo dục EmptyWed Aug 01, 2012 1:51 pm by caominhtho219

» các bạn ơi có lịch học rồi đoá.
quản lý giáo dục EmptyTue Jul 17, 2012 9:10 am by nguyenthaihien1704

» Lịch học môn kế tiếp là khi nào vậy ?
quản lý giáo dục EmptySun Jul 08, 2012 7:39 am by voquocvuong

» khi nào mới học môn mới nửa vậy ?
quản lý giáo dục EmptySun Jun 10, 2012 12:23 am by nguyenthaihien1704

November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Affiliates
free forum


quản lý giáo dục

Go down

quản lý giáo dục Empty quản lý giáo dục

Bài gửi  mai thị mộng thu Wed Apr 11, 2012 3:14 pm

Twisted Evil QUẢN LÝ GIÁO DỤC QUA MẠNG INTERNET MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO Ở SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ
Cũng như nhiều tỉnh, thành trong cả nước, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Trị đã từng bước triển khai các phần mềm quản lý do Sở xây dựng và của Bộ GD&ĐT cung cấp. Hệ thống các phần mềm như Quản lý thi, Quản lý tài chính-tài sản, Quản lý cán bộ-giáo viên, Quản lý học sinh,v.v. thực sự đã mang lại hiệu quả cao, góp phần đổi mới công tác quản lý ở cấp trường, cấp phòng và cấp Sở.


Cũng như nhiều tỉnh, thành trong cả nước, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Trị đã từng bước triển khai các phần mềm quản lý do Sở xây dựng và của Bộ GD&ĐT cung cấp. Hệ thống các phần mềm như Quản lý thi, Quản lý tài chính-tài sản, Quản lý cán bộ-giáo viên, Quản lý học sinh,v.v. thực sự đã mang lại hiệu quả cao, góp phần đổi mới công tác quản lý ở cấp trường, cấp phòng và cấp Sở.
Tuy nhiên, các phần mềm trên chủ yếu triển khai trên máy đơn, cơ sở dữ liệu lưu trữ phân tán ở các đơn vị, nên khó khăn cho việc tổng hợp dữ liệu ở cấp phòng và cấp sở. Đồng thời chưa phát huy hết khả năng của hệ thống mạng Internet, hiệu quả khai thác thông tin thấp, thông tin bị trùng lắp.v.v. Trong 2 năm qua, Trung tâm Công nghệ thông tin -Ngoại ngữ (CNTT-NN) thuộc Sở GD&ĐT đã phối hợp với các đơn vị và chuyên gia tin học trong tỉnh nghiên cứu, xây dựng một số phần mềm quản lý theo mô hình Client/Server, chạy trên môi trường mạng Internet, công nghệ Web 2.0, cở sở dữ liệu SQL và được lưu trữ tập trung tại máy chủ của Sở . Những phần mềm này bước đầu đã phát huy ưu thế của Internet, tạo ra một xu hướng mới đối với quản lý giáo dục.
1. Quản lý giáo duc qua mạng Internet một xu hướng tất yếu trong GD&ĐT
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đạt được những thành tựu vượt bậc, đặc biệt là CNTT. Việt Nam (VN) là một trong những nước có tốc độ phát triển Internet nhanh của thế giới. Sau 10 năm từ năm 1997 đến 2007, tốc độ truy cập Internet tại VN tăng 7.500 lần; giá truy cập rẻ nhất trong khu vực và trên thế giới; lượng thuê bao đã đạt con số trên 18 triệu... (theo Website Shvoong tháng 11/2007). Các doanh nghiệp VN đã nhanh chóng triển khai các ứng dụng thông qua Internet như: Thương mại điện tử, thanh toán liên ngân hàng, thị trường chứng khoán, bán vé máy bay, tàu điện qua mạng, hệ thống Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Plaining - ERP).v.v Tất cả những ứng dụng trên đã mang lại hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh.
Đối với GD&ĐT, quá trình triển khai các ứng dụng qua mạng diễn ra chậm hơn, tuy nhiên hiện nay các cơ sở giáo dục đã xây dựng Website và đồng thời triển khai một số ứng dụng như: Hệ thống Quản lý đào tạo tín chỉ của các trường đại học, cao đẳng; hệ thống quản lý học sinh, sinh viên, hệ thống E-learnning và kho tư liệu điện tử, các website học tập, v.v. Một số tỉnh, thành như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị…đã thực hiện quản lý học sinh phổ thông qua mạng Internet. Từ thực tiễn ứng dụng CNTT trong GD&ĐT những năm qua, có thể khẳng định: việc xây dựng và triển khai quản lý giáo dục qua mạng Internet đã trở thành xu hướng tất yếu của GD&ĐT và trong tương lai các ứng dụng quản lý qua mạng sẽ trở thành phổ biến.
2. Quản lý giáo dục qua mạng Internet mang lại hiệu quả cao
Ngành GD&ĐT Quảng Trị đang triển khai thí điểm một số phần mềm quản lý thông qua mạng Internet, bước đầu được sự đồng thuận của các đơn vị, mở ra một cơ hội mới cho nhà trường và xã hội, những phần mềm đó là:
Thứ nhất, phần mềm Quản lý phổ cập Online, do trung tâm CNTT-NN phối hợp với Trung tâm tin học Viễn thông Quảng Trị xây dựng và triển khai thí điểm ở 3 huyện: Vĩnh Linh, Cam Lộ và Hải Lăng. Hệ thống này cho phép cán bộ điều tra nhập thông tin phiếu điều tra tận hộ nhập ở nhà hoặc ở trường nếu có kết nối Internet. Mỗi trường được cấp 01 tài khoản và trong trường có thể nhiều người cùng nhập dữ liệu. Dữ liệu toàn tỉnh được lưu ở máy chủ của Sở. Các huyện thí điểm đã quản lý 100% nhân khẩu, cho phép ở cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh tổng hợp, thống kê theo các biểu phổ cập của Bộ quy định một cách chính xác và thuận lợi. Phần mềm này sẽ được triển khai tất cả các huyện thị trong năm 2010.
Thứ hai, phần mềm QLHS qua mạng Internet do trung tâm CNTT-Ngoại ngữ xây dựng (tác giả chính là Ths Hồ Sỹ Anh và cử nhân Nguyễn Phong) đang áp dụng thí điểm ở các trường THPT, THCS và trung tâm GDTX, cho phép giáo viên nhập điểm mọi lúc, mọi nơi thông qua Internet. Mỗi giáo viên được cấp một tài khoản để truy cập, quá trình nhập điểm, ghi điểm sẽ được hệ thống ghi lại và hiệu trưởng có thể xem nhật ký để theo dõi. Phụ huynh, học sinh có thể xem kết quả học tập của con, em thông qua website của trường và website của Sở. Điều đáng ghi nhận là hệ thống QLHS trên mạng Internet đã lấy dữ liệu từ QLHS trên máy đơn và kết xuất dữ liệu về V.EMIS, kết xuất thông tin cho EMIS, kết xuất dữ liệu cho Quản lý thi tốt nghiệp của Bộ.
Cuối học kỳ I năm học 2009-2010, đã có 55 trường THCS, THPT, trung tâm GDTX công bố kết quả học tập của học sinh lên mạng Internet. Để xem kết quả học tập của con em, phụ huynh truy cập vào website của Sở tại địa chỉ http://quangtri.edu.vn, vào Quản lý học sinh qua mạng, sau đó vào tiếp Xem điểm học tập, chọn huyện, trường, lớp và chọn học sinh, cuối cùng nhập mật khẩu 123 là xem phiếu học tập. Về lâu dài mỗi phụ huynh đăng ký được cấp 01 khoản và chỉ xem được kết quả học tập của con mình.
Thứ ba, trong năm học 2009-2010, Sở GD&ĐT Quảng Trị đã triển khai nghiên cứu đề tài khoa học cấp tỉnh “Xây dựng Hệ điều hành tác nghiệp và báo cáo thông kê thông tin giáo dục qua mạng Internet” do Thạc sĩ Hoàng Đức Thắm - Giám đốc Sở làm chủ nhiệm. Đề tài đã được Hội đồng khoa học của tỉnh nghiệm thu đánh giá xuất sắc. Với hệ thống báo cáo thống kê thông tin giáo dục cho phép các đơn vị nhập số liệu thống kê theo 3 kỳ: đầu năm, giữa năm và cuối năm thông qua Internet. Các tiêu chí thông tin đầu vào và đầu ra theo thiết kế thống nhất với phần mềm của EMIS của Bộ. Ở cấp phòng và cấp Sở dễ dàng tổng hợp thống kê và khai thác thông tin. Một số thông tin như kết quả tốt nghiệp, kết quả thi học sinh giỏi,.. sẽ lấy từ quản lý thi của Sở qua. Hệ thống báo cáo thống kê thông tin giáo dục (EMIS.NET) sẽ được Sở triển khai nhân rộng từ học kỳ 2 năm học 2009-2010.
Ngoài 3 hệ thống trên hiện nay Sở GD&ĐT cũng đang triển khai thí điểm hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc tại Văn phòng Sở; hệ thống thư điện tử tên miền quangtri.edu.vn; hệ thống họp trực tuyến qua mạng đã góp phần giúp cho Sở trong công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành.
3. Một số vấn đề đặt ra khi thực hiện quản lý qua mạng Internet.
Việc triển khai các ứng dụng trong môi trường Internet, theo mô hình CSDL tập trung mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm công sức tập huấn. Người dùng không cần cài đặt phần mềm mà có thể sử dụng thông qua Internet. Đồng thời rất thuận lợi trong quá trình phát triển (người lập trình tương tác trực tiếp với người dùng). Tuy nhiên, đây là bài toán lớn, liên quan đến hàng trăm đơn vị, hàng trăm ngàn học sinh, hàng chục ngàn giáo viên, đã đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi phải giải quyết, đó là:
Thứ nhất: Hạ tầng công nghệ thông tin đủ mạnh
Từ đầu năm học 2008-2009, Ngành GD&ĐT phối hợp với Viettel triển khai hệ thống Mạng Giáo dục kết nối Internet miễn phí đến các đơn vị, trường học và phối hợp với VNPT triển khai gói Internet giá ưu đãi đối với cán bộ, giáo viên. Đây chính là cơ hội mới cho việc áp dụng các phần mềm quản lý thông qua môi trường Internet. Tuy nhiên, để xây dựng các hệ thống quản lý tập trung ở cấp Sở cần có trang bị máy chủ, đường truyền cáp quang leased line, IP tỉnh và có cán bộ quản trị mạng và ở các trường phải được kết nối Internet tốc độ cao. Với những trường ở vùng khó khăn chưa có Internet, thì có thể thực hiện quản lý qua máy đơn và dữ liệu sẽ được đồng bộ với hệ thống quản lý qua mạng.
Thứ hai: Đội ngũ quản trị mạng và phát triển phần mềm
Đội ngũ cán bộ tin học hiện nay của ngành giáo dục đông nhất trong tất cả các ngành, nhưng chủ yếu giảng dạy tin học. Đội ngũ quản trị mạng và phát triển phần mềm, đặc biệt là công nghệ Web chưa có đủ để đáp ứng nhu cầu. Vì vậy, từng Sở cần phải chủ động và kế hoạch thu hút, đào tạo cán bộ quản trị mạng, cán bộ lập trình Web, đủ sức để duy trì và phát triển các hệ thống thông tin.
Thứ ba: An toàn và bảo mật của phần mềm, dữ liệu
Khi triển khai các ứng dụng trên hệ thống mạng Internet thì vấn đề bảo mật và an toàn dữ liệu là việc rất quan trọng, nhưng cũng vô cùng khó khăn. Trong thời gian qua, Sở GD&ĐT Quảng Trị đã thuê hosting tại VDC3 Đà Nẵng. VDC3 cam kết bảo mật và thường xuyên Backup dữ liệu. Ngoài ra, các hệ thống phần mềm đều được bảo vệ bằng tài khoản truy cập, bằng giải pháp phân quyền, định kỳ thực hiện backup. Vấn đề, an toàn và bảo mật là một việc khó khăn, cần tiếp tục nghiên cứu đưa ra giải pháp tốt nhất.
Thứ tư: Sự thống nhất liên thông giữa các hệ thống quản lý của Sở và của Bộ
Thực tế hiện nay, các tỉnh đang triển khai nhiều hệ thống phần mềm quản lý khác nhau do Sỏ tự xây dựng, do Bộ GD&ĐT cấp hoặc mua phần mềm thương mại…Việc triển khai nhiều phần mềm cùng một công việc đã dẫn tới có sự chồng chéo, mất thời gian và công sức của các đơn vị. Một ví dụ điển hình, ở Quảng Trị có trường triển khai đồng thời một lúc 3 phần mềm QLHS (phần mềm QLHS của Sở GD&ĐT, của Trung tâm Tin học của Viễn thông Quảng Trị và QLHS trong V.EMIS của dự án SREM). Do đó, qua thực tiễn chúng tôi đã đề xuất mô hình liên thông dữ liệu giữa các hệ thống quản lý của Sở và của Bộ.
Trên quy mô toàn quốc sử dụng thống nhất một phần mềm quản lý, và cơ sở dữ liệu tập trung cả nước là một điều lý tưởng, nhưng khó thực hiện vì liên quan đến hàng chục ngàn trường học. Chính vì vậy, thống nhất quản lý trên phạm vi một tỉnh và kết xuất dữ liệu cho các hệ thống của Bộ là một bước đi cần thiết trong giai đoạn hiện nay.


Mô hình liên thông dữ liệu giữa các hệ thống quản lý của Sở và của Bộ
Tích hợp thông tin, tư liệu để tạo nên một cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục và đào tạo, cung cấp thông tin cho xã hội cũng chính là quá trình đi đến một xã hội học tập, một xã hội thông tin và công nghệ thông tin là cầu nối, là cơ hội không chỉ cho Giáo dục và Đào tạo Việt Nam vươn lên trong thời kỳ hội nhập sâu, rộng với thế giới.
Hồ Sỹ Anh – Nguyễn Phong

Thông tin khác
PHỤ HUYNH QUẢNG TRỊ SẼ BIẾT ĐƯỢC KẾT QUẢ HỌC TẬP, RÈN LUYỆN HẰNG NGÀY CỦA CON EM THÔNG QUA MẠNG INTERNET
TẬP HUẤN PHẦN MỀM TUYỂN SINH THPT
NHÀ GIÁO - NGƯỜI KẾT NỐI
VIETTEL BỎ TÚI 24 TỶ ĐỒNG NHỜ SỬ DỤNG PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ
Dạy con thật khó
Để đạt điểm cao môn Địa lý
Bí quyết để đạt điểm cao môn Văn
5 bí quyết để đạt điểm cao môn Tiếng Anh

mai thị mộng thu
dieu hanh
dieu hanh

Tổng số bài gửi : 10
Join date : 10/04/2012

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết