Diễn đàn lớp Công nghệ thông tin 1 k4
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Keywords

Latest topics
» Lịch Học !
Internet và giới trẻ - lợi bất cập hại EmptySat Aug 11, 2012 10:27 am by Admin

» Lịch học !
Internet và giới trẻ - lợi bất cập hại EmptyFri Aug 10, 2012 7:32 am by voquocvuong

» Ai muốn biết gì về LỊCH HỌC !
Internet và giới trẻ - lợi bất cập hại EmptyWed Aug 08, 2012 9:01 pm by Admin

» Đề nghị ADMIN . . .
Internet và giới trẻ - lợi bất cập hại EmptyWed Aug 08, 2012 8:53 pm by Admin

» Lịch Học Chính Xác !!!
Internet và giới trẻ - lợi bất cập hại EmptyWed Aug 01, 2012 8:30 pm by nguyenthaihien1704

» lich hoc chinh xac ngay h tiep theo ne...
Internet và giới trẻ - lợi bất cập hại EmptyWed Aug 01, 2012 1:51 pm by caominhtho219

» các bạn ơi có lịch học rồi đoá.
Internet và giới trẻ - lợi bất cập hại EmptyTue Jul 17, 2012 9:10 am by nguyenthaihien1704

» Lịch học môn kế tiếp là khi nào vậy ?
Internet và giới trẻ - lợi bất cập hại EmptySun Jul 08, 2012 7:39 am by voquocvuong

» khi nào mới học môn mới nửa vậy ?
Internet và giới trẻ - lợi bất cập hại EmptySun Jun 10, 2012 12:23 am by nguyenthaihien1704

November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Affiliates
free forum


Internet và giới trẻ - lợi bất cập hại

Go down

Internet và giới trẻ - lợi bất cập hại Empty Internet và giới trẻ - lợi bất cập hại

Bài gửi  Hòa Bình Thu Apr 12, 2012 9:21 am

Không ai trong chúng ta có thể phủ nhận rằng, Internet đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống và công việc hàng ngày. Tuy nhiên bên cạnh rất nhiều những ích lợi mà Internet mang lại, chúng ta cũng không thể không nhắc tới rất nhiều những vấn đề nảy sinh khi ngày càng có nhiều bạn trẻ đam mê một cuộc sống ảo mà quên đi hiện thực bản thân và gia đình.

Thực trạng đáng buồn?

Ở Việt Nam, Internet có vẻ như đã trở thành một thứ rất quen thuộc đối với đông đảo thanh, thiếu niên, nhất là ở các thành phố lớn. Sau 10 năm, Internet đã thu hút 17.872.165 người sử dụng, chiếm 21.24% dân số Việt Nam trong đó đa phần là thanh thiếu niên.

Nhưng phần thanh thiếu niên sử dụng Internet làm phương tiện giải trí nhiều hơn để tìm kiếm thông tin. Có tới 68,7% bạn trẻ sử dụng Internet để tán gẫu và 61,4% sử dụng máy tính/ Internet để chơi trò chơi điện tử trực tuyến.
Năm 2006, có 82% thanh thiếu niên Việt Nam sử dụng thành thạo Internet. "Máy tính và Internet đã thực sự trở nên phổ biến ở VN", khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường Taylor Nelson Sofres (TNS) VN đưa ra kết luận.
Năm 2007, mạng Internet không chỉ là phương tiện truyền thông cho báo chí Việt Nam mà còn ở hiện tượng mới mẻ, thành phần trẻ lập những trang 'blog' để tự giới thiệu quan điểm riêng của mình. Đi kèm theo nó là các ảnh hưởng hai chiều, cả tích cực và tiêu cực.

Theo một cuộc điều tra của google, Việt Nam là một trong những quốc gia có người dân sử dụng từ khóa “Sex” để tìm kiếm trên google search nhiều nhất thế giới.


Mặt lợi của Internet ai cũng nhìn thấy, với sự tiện lợi, đơn giản một nơi kết nối cả thế giới, Internet đã trở thành một phần trong cuộc sống của thanh thiếu niên tại các đô thị lớn, tuy nhiên tại các vùng nông thôn, Internet vẫn là mong ước xa vời.


Thế nhưng, sự kết nối đó liệu đã mang ý nghĩa tích cực như chúng ta nghĩ lẽ ra nó phải vậy? Vấn đề không phải chỉ một chiều từ phía những tác động xấu mà báo chí đã nói tới nhiều như các trang web đồi truỵ, tán gẫu khiêu dâm, ảnh khoả thân của những người nổi tiếng..., vấn đề cốt lõi là ở chỗ, thanh thiếu niên đang quá thiếu định hướng để biết và thấy cần khai thác những mặt tích cực của thế giới ảo.

Khi thử bước chân vào các quán café Internet bạn sẽ thấy rằng tuyệt đại đa số khách hàng vào Internet để chat (tán gẫu) hoặc chơi game online, còn việc sử dụng vào mục đích học tập và công việc thì rất ít.

Tự phát, thiếu định hướng và quá ít hiệu quả: Lợi bất cập hại? "Chẳng được ai hướng dẫn", đó là tình trạng chung của thanh thiếu niên hiện nay đối với công nghệ thông tin nói chung và Internet nói riêng.

Dường như chúng ta đang "quá tin tưởng" hay đúng hơn là phó mặc cho khả năng tự tìm tòi của thanh thiếu niên. Ở Việt Nam, hầu như vẫn chưa có những kế hoạch đào tạo, định hướng sử dụng máy tính và Internet một cách cơ bản và rộng rãi cho học sinh, sinh viên. Các môn học không liên quan tới công nghệ thông tin thì lại càng bó hẹp về nội dung và hình thức giảng dạy, chưa tạo được lòng ham tìm tòi, khám phá thêm cho các em.

Trong suốt dòng lịch sử của nhân loại, đã có những người phải vất vả chống lại tính nghiện ngập, nào là nghiện rượu, nghiện ma túy, cũng như những thói quen không thể bỏ được, chẳng hạn như bài bạc. Giờ đây, các nhà tâm lý học ở nhiều quốc gia lại lưu ý đến tình trạng khẩn cấp phải đối phó của một chứng tật ham mê mới, đó là nghiện Internet.


Nói về các “con nghiện” này, giám đốc bệnh viện Tao Ran, chuyên gia điều trị các loại nghiện thâm niên 20 năm, cho rằng các thiếu niên mắc bệnh này thường là những em có vấn đề về thái độ hành xử, mặc cảm. Họ lên Internet để củng cố sự tự tin. Chính ở trên thế giới mạng, họ có cảm giác chín chắn, thành công. Các con nghiện Internet thường đau khổ vì trầm uất, sợ sệt và không sẵn lòng giao tiếp với người khác.


Giải pháp nào cho thực trạng đáng buồn này?


Có thể nói đây không phải là vấn đề có thể giải quyết trong một sớm, một chiều. Bản thân tôi, trước những vấn đề liên quan tới lối sống của giới trẻ, tôi luôn đặc biệt nhấn mạnh vai trò của giáo dục.


Rõ ràng như ở trên chúng ta đã khẳng định rằng việc sử dụng Internet của giới trẻ hiện nay chưa nhận được sự quan tâm, định hướng đúng cách. Vậy tại sao lại không thể có những chương trình thích hợp để hướng dẫn cho học sinh, sinh viên biết cách khai thác tài nguyên Internet một cách hiệu quả.


Trong các chương trình đó, các em học sinh sẽ nhận được những hướng dẫn đúng để có thể tận dụng Internet một cách hiệu quả nhất cho việc học tập của bản thân. Các em cũng được chỉ cho cách để có thể đi đúng hướng không lạc vào những mê hồn trận những hiểm họa rình rập trên Internet.


Thêm vào đó, gia đình và nhà trường cũng cần phải phát huy rõ vai trò của mình trong việc quản lý việc sử dụng Internet của con em. Không nên chỉ cấm đoán các em, phải lắng nghe xem các em đang thực sự cần gì, thiếu gì và chia sẻ những tâm tư, cảm xúc đối với các em đặc biệt là ở độ tuổi mới lớn. Một sự định hướng kiên trì, bền bỉ và nhẹ nhàng có lẽ sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc vội vàng và hấp tấp.

Hòa Bình

Tổng số bài gửi : 3
Join date : 10/04/2012
Age : 32

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết